Dân chủ và tương tác xã hội Tự_do_ngôn_luận

Bức tường tự do ngôn luận vĩnh viễn tại Charlottesville, Virginia, U.S.

Bản thân tự do ngôn luận được xem là nguyên tắc cơ bản cho một nền dân chủ. Các quy phạm về việc hạn chế quyền tự do ngôn luận có nghĩa là một cuộc tranh luận công khai không thể bị triệt tiêu hoàn toàn ngay cả trong trường hợp khẩn cấp.[10] Một trong những người ủng hộ nổi trội nhất về mối liên hệ giữa tự do ngôn luận và dân chủ chính là Alexander Meiklejohn. Ông lập luận rằng khái niệm về dân chủ là khái niệm tự quản của nhân dân. Để một hệ thống như vậy có thể hoạt động được, một cử tri cần phải được cung cấp đầy đủ thông tin. Để có thể được trang bị các kiến thức đầy đủ, luồng thông tin và ý kiến không được ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Theo Meiklejohn, nền dân chủ sẽ không đúng với lý tưởng chủ đạo của nó nếu những người cầm quyền có thể thao túng cử tri bằng cách kìm hãm thông tin và đàn áp các ý kiến chỉ trích. Meiklejohn thừa nhận rằng mong muốn thao túng ý kiến có thể xuất phát từ động cơ hướng đến các lợi ích cho xã hội. Tuy nhiên, ông lập luận rằng bằng cách lựa chọn phương thức thao túng, tự bản thân nó đã trái lại với lý tưởng dân chủ.[12]

Eric Barendt cho rằng biện luận về quyền tự do ngôn luận dựa trên nền tảng dân chủ này "có lẽ là lý thuyết về tự do ngôn luận hấp dẫn nhất và hiển nhiên là hợp thời nhất trong các nền dân chủ Tây phương cận đại".[13] Thomas I. Emerson đã củng cố thêm cho biện luận này khi ông lập luận rằng tự do ngôn luận giúp mang đến cân bằng giữa sự ổn định và sự thay đổi xã hội. Tự do ngôn luận có tác dụng như một cái "van an toàn" để xả hơi hạ nhiệt khi mọi người bắt đầu có xu hướng chuyển biến thành một cuộc cách mạng. Ông lập luận rằng "Nguyên tắc thảo luận mở là một phương pháp hướng đến một cộng đồng với khả năng thích nghi tốt hơn và đồng thời ổn định hơn, giúp duy trì sự cân bằng mong manh giữa vấn đề chia rẽ tất yếu và sự đồng thuận thiết yếu." Emerson tiếp tục kiên định rằng "Các phe đối lập có vai trò như một chức năng quan trọng của xã hội để bù đắp hoặc cải thiện tình trạng suy đồi không tránh khỏi của chế độ quan liêu."[14]

Nghiên cứu được thực hiện bởi dự án Chỉ số Quản trị Toàn cầu tại Ngân hàng Thế giới, cho thấy tự do ngôn luận, và quy trình trách nhiệm giải trình, có tác động đáng kể đến chất lượng quản trị của một quốc gia. "Tiếng nói và Trách nhiệm Giải trình" của một quốc gia, được định nghĩa là "mức độ công dân của một quốc gia có thể tham gia lựa chọn chính phủ của họ, cũng như tự do ngôn luận, tự do hội họptự do báo chí" là một trong sáu khía cạnh quản trị mà dự án Chỉ số Quản trị Toàn cầu dùng để đo lường cho hơn 200 quốc gia.[15] Trong bối cảnh này, điều quan trọng là các cơ quan phát triển phải tạo cơ sở hỗ trợ hiệu quả cho báo chí tự do ở các nước đang phát triển.[16]

Richard Moon đưa ra một lập luận rằng giá trị của tự do ngôn luận và tự do biểu đạt nằm ở các hoạt động tương tác xã hội. Moon viết rằng "bằng cách giao tiếp, một cá nhân sẽ xây dựng các mối quan hệ và liên kết với những người khác, như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, hội thánh và những người đồng hương. Bằng cách tham gia thảo luận với những người khác, một cá nhân sẽ góp phần phát triển kiến thức cũng như hướng về cộng đồng."[17]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tự_do_ngôn_luận http://www.cbc.ca/1.703285 http://www.chinaeclaw.com/english/showCategory.asp... http://caselaw.lp.findlaw.com/scripts/getcase.pl?n... http://freespeechdebate.com http://www.thestandard.com/news/2008/01/14/industr... http://akademie.dw.de/navigator http://scholarlycommons.law.northwestern.edu/cgi/v... http://smu.edu/bridwell_tools/specialcollections/H... http://smu.edu/bridwell_tools/specialcollections/H... http://smu.edu/bridwell_tools/specialcollections/H...